TauCong

MĐ Phan Văn

(Trong khuôn khổ bài viết nầy, người viết chỉ đề cập đến ý đồ bành trướng của Trung Quốc (TQ) và những nguy cơ cần phải cảnh báo cho các nước trên thế giới kể cả Hoa Kỳ (HK), không đi vào chi tiết về tiềm năng vũ khí ).

Trong 4 năm đầu lãnh đạo đất nước HK từ tháng 1/2009. Tổng Thống Obama chủ trương chính sách ngoại giao mềm dẻo, thuyết phục. Chủ trương nầy một phần thất bại đã đưa đến sự yếu kém trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nền kinh tế HK bắt đầu suy thoái sau 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan do HK phát động. Trong lúc các nhà Quân sự HK đang bị chi phối vào cuộc chiến Trung đông. Các nhà chính trị ở Washington đang tranh giành quyền lợi, đảng phái. Đây là dịp may đã đến với Bắc kinh, tập đoàn Bắc kinh liền nằm lấy cơ hội ngàn năm một thuở nầy, âm thầm thực hiện ý đồ mà Bắc kinh hằng mong muốn đó là Chủ Nghĩa Dân Tộc Đại hán. Một loại Đế Quốc Mới trong thế kỹ 21 nầy.

Bành trướng về mặt tài nguyên kinh tế
Để hiểu rõ hình thức loại "Đế Quốc Mới" nầy. Chúng ta hãy tìm hiểu từng bước bành trướng tinh xảo và đang âm thầm thực hiện rất tinh vi đến những quốc gia xa xôi chậm tiến nhiều tài nguyên thiên nhiên như vùng Phi Châu, Nam Mỹ và âm thầm hiện đại hóa quân đội để nuốt trọn vùng biển đông (vùng biển phía đông của VN). Vùng biển có trữ lượng dầu hỏa và năng lượng sạch to lớn trên thế giới.
Để đạt được tham vọng nầy, TQ phải nổ lực gấp 3 lần về mọi mặt, nhất là về phương diện tài nguyên kinh tế và Quân sự. Nền kinh tế TQ hiện nay đã vượt qua Nhật Bản vào tháng 8/2012 đứng hàng thứ 2 thế giới sau HK. Tham vọng TQ là đẩy mạnh tổng sản lượng quốc gia (GDP) phải vượt qua HK vào năm 2035 và sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2050. Muốn có được điều nầy, vùng tài nguyên thiên nhiên phong phú mà TQ đang dòm nghó, khai thác chính là vùng Phi Châu, Nam Mỹ. TQ muốn biến Phi Châu thành "Thuộc địa mới, là chư hầu" để giải quyết nạn nhân mãn và thâu tóm tài nguyên thiên nhiên. Đây là lời cảnh báo "Nếu các Quốc gia Âu Châu và HK không kịp thời thức tỉnh mà còn thờ ơ tin vào lời giải thích của đám lảnh đạo Bắc Kinh. TQ sẽ là tên đồ tể sẵn sàng đóng nắp quan tài để giết chết toàn bộ nền kinh tế thế giới".
Một triệu quân Tàu đang ngày đêm xâm nhập không ngừng trên lục địa Phi Châu và Nam Mỹ. Mục đích là chiếm giữ những tài nguyên chiến lược và mở rộng thị trường mới. Như đã trình bày, nền kinh tế TQ đã tăng trưởng gấp 3 lần bình thường vì thế TQ cần phải tiêu thụ một số lượng nguyên liệu khổng lồ hiện có nhiều nơi trên thế giới. Những nguyên liệu chiến lược dùng trong kỹ nghệ Quốc phòng, lò nguyên tử và kỹ nghệ không gian, máy bay. Những nguyên liệu Alumium và thép dùng để sản xuất máy bay ở Seattle, Washington và các hảng đóng tàu ở Bath và, Maine. Đồng ở Chile dùng trong kỹ nghệ dây điện, Cobalt từ Congo dùng trong các xưởng cơ khí ở Michigan, Niobium từ Brazil dùng để chế hỏa tiễn Quốc phòng, lò điện nguyên tử, Titanium từ các quốc gia như Mozambique, Madagascar và Paraguay để sản xuất loại thép tốt dùng trong việc chế tạo máy bay Boeing787.
Tàu đã dùng chính sách thâm độc mua chuộc các quốc gia có nền cai trị thối nát, độc tài bằng tiền bạc, bằng khuyến vụ, với những hứa hẹn cho vay rông rãi với lãi xuất thấp để xây dựng hạ tần, đường xá, cầu cống, haỉ cảng nhằm mục đích phục vụ cho quyền lợi Đế Quốc, và ngay cả vũ khí cho các lãnh tụ độc taì để đàn áp nhân dân họ, đổi lại bằng những tài nguyên thiên nhiên mà nước họ đang có. Đây là chủ nghĩa "Đế quốc mới" cướp tài nguyên của thuộc địa, mang về Tàu thay vì xử dụng tại chỗ để giúp phát triển thuộc địa, rồi chuyển ngược những tài nguyên nầy trở lại thuộc địa dưới dạng đã thành phẩm. Phân tích phương pháp nầy chúng ta thấy có điều hết sức thâm độc, tạo việc làm nơi bản xứ Đế Quốc, dân bản xứ thuộc địa thất nghiệp càng đông hoặc làm những công việc khai thác nặng nhọc, nguy hiểm.
Những quốc gia nợ nần với TQ như Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ghana, Nigeria, Sudan phải trả TQ bằng tài nguyên thiên nhiên mà nước họ đang có như Dầu và Khí đốt. Tàu đã chiếm trọn cả một ngọn núi Đồng của Peru và cả số lượng khổng lồ Platinum của Zimbabwe bằng khỏan tiền tượng trưng cho bạo chúa Robert Mugabe, tên nầy đã dùng tiền xây lâu đài, mua vũ khí, xe tăng, phản lực để đàn áp nhân dân của ông ta. Đây chính là tội ác của những tên độc tài tự mua sợi dây thòng lọng để siết cổ nhân dân mình. Phương pháp chiếm giữ tài nguyên của TQ đi ngược với sự phân phối tài nguyên thị trường tự do là đạt đến nền kinh tế thế giới mà các nước đều có lợi. Đây là lời cảnh báo cho HK đừng thờ ơ xem thường "Nếu tất cả tài nguyên chiến lược nằm trong tay TQ, phương pháp chế tài sẽ xãy ra, tất cả hãng sản xuất máy bay ở Seattle, Washington, các xưởng đóng tàu ở Bath và Maine, những xưởng cơ khí lớn ở Michigan sẽ phải đóng cửa hoặc chuyển qua TQ sản xuất. Rồi đây tất cả những người trẻ tốt nghiệp ở các trường nổi tiếng như UCBerkeley với bằng Hóa học hoặc tốt nghiệp ở GeorgiaTech với bằng Kỹ sư sẽ trở thành chất xám cho Đế Quốc Tàu Phù. Chính sách cấm vận tài nguyên chính là sợi dây thòng lọng siết chặt vào cổ Mỹ, Âu châu, Nhật bản, Nam hàn và các nước khác".
Hiện tại có vào khoảng 750 ngàn dân Tàu đang định cư vùng Phi Châu và vẫn còn đang tiếp tục, những hợp đồng béo bở như dầu, platinum, vàng và khoáng chất.Các toà Đại Sứ,các tòa nhà cao tần, xa lộ, phi trường được xây cất nhằm để phục vụ cho thành phần thượng lưu, thay vì xây dựng những cơ sở sản xuất. Những đô thị biệt lập người bản xứ không được bén mãng tới, cờ Tàu treo khắp nơi. Tàu không chỉ sản xuất công nhân xây dựng qua vùng Phi Châu, Á Châu, Nam Mỹ mà Tàu còn đưa qua Nông dân, Thương nhân và cả Gái điếm. Đây là thực trạng đau lòng và cay đắng, dân Phi Châu ép phải rời xa quê hương nơi cha ông để lại, dân Tàu đến cày đất Phi Châu sản xuất đưa về Tàu nuôi dân Tàu, dân bản xứ tiếp tục nghèo đói.
Nạn nhân mãn và ô nhiễm môi trường là vấn đề khó giải quyết đối với TQ, hiện nay TQ cần phải giải quyết một số lượng 300triệu người vì thế TQ dùng sức ép đối với các nước như Nambia đang nợ nầng TQ phải chấp nhận người nhập cư, điều nầy có thể cho ta đưa ra lời cảnh báo "Nếu HK cứ tiếp tục nợ nầng TQ càng ngày càng tăng vượt qúa mức 2.000tỷ Mỹ kim thì phải nhận một số dân Tàu nhập cư chăng? Hiện tại Tổng thống nước Mỹ là người Mỹ gốc Phi Châu thì trong tương lai có thể là người Mỹ gốc Ba tàu chăng???". Điều nầy có thể xảy ra lắm chứ!!!.

Bành trướng về mặt Quân sự
Trở về Châu Á, Thái Bình Dương,vùng tài nguyên phong phú ở biển Đông mà TQ tuyên bố là điểm lợi ích cốt lỏi đối với TQ. Hiện tại, đây là vùng đang tranh chấp gay gắt giữa TQ và các nước Asean như Malaysia, Brunei, Đài loan nhất là Philippines và Việt nam và vùng biển Hoa Đông ( vùng biển nằm về phía đông củaTQ ) giữa TQ và Nhật bản. Theo nhận định cuả các nhà quan sát nếu TQ và các nước đang tranh chấp không đạt đến sự đồng thuận về mặt ngoại giao thì biện pháp Quân sự có thể xảy ra mà phần lợi sẽ nghiêng về TQ vì lực lượng Quân sự của TQ hiện tại đang vượt trội rất xa so với các nước trong vùng. Đã từ lâu TQ có ý đồ đánh chiếm biển đông, để thực hiện điều nầy trong những năm gần đây ngân sách quốc phòng TQ âm thầm tăng vọt gấp 10 lần số lượng mà TQ đã tuyên bố. Điều nầy đã làm cho thế giới lo ngại. Hiện tại TQ đang duy trì một lực lượng bộ binh lớn nhất thế giới, lực lượng nầy lên đến 2-3 triệu quân cao hơn quân số các nước Mỹ, Anh, Canada, và Đức được trang bị vũ khí tối tân gồm xe tăng, pháo binh, vận chuyển cơ giới số lượng xe tăng TQ được ước lượng là 6.700 chiếc, hơn cả số lượng xe tăng của Mỹ xử dụng trong chiến tranh ở Á Châu. Với công nghệ tân tiến hiện đại TQ đã chế ra loại xe tăng Type 99 mà TQ đã đánh cấp từ thiết kế loại xe tăng T-72 của Liên Xô được kết hợp tất cả mọi thứ từ hỏa tiễn được hướng dẫn bằng tia Laser và vệ tinh hướng dẫn để tránh đầu đạn phá tăng. TQ vẫn dùng chiến thuật biển người cổ điển trong các trận đụng độ với Ấn Độ (1962) và cộng sản Việt Nam (1979) trước đây.

Về Không Quân.
TQ đã xây dựng lực lương Không quân hùng mạnh gồm có 29 sư đoàn không quân, gồm các máy bay tiêm kích, cường kịch. Ở khu vực Nam hải với ý đồ cưỡng chiếm biển đông TQ đã thành lập 8 sư đoàn chiến đấu cơ và một sư đoàn vận tải ngoài ra còn có 2 sư đoàn máy bay tiêm kích và cường kích của hạm đội Nam hải. TQ đã dùng tiền và đánh cắp kỹ thuật để hiện đại hóa Không quân của mình. Từ bản sao của 2 loại phi cơ chiến đấu Su-27 và Su-33 của Nga , TQ đã sao chế ra 2 loại chiến đấu cơ tối tân mang tên J11B, J15. Chiếc J10 loại chiến đấu cơ hiện đại nhất TQ được sự giúp đỡ Nga, Israel để thay thế cho loại máy bay Su-27 và Su-30 do Nga thiết kế, có khả năng phóng tên lửa và tiếp nhận nhiên liệu trên không. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế loại nầy chỉ tương đương F16 của Mỹ. Tuy nhiên việc nầy đã minh chứng rằng TQ đã tăng cường lực lượng quân sự làm quan ngại cho các nước Á Châu, Đài loan nhất là Việt nam.

Về Hải Quân.
TQ tuyên bố biển đông là sân sau của TQ. Để chiếm trọn biển đông, trong hai thập niên gần đây TQ đã thành lập được lực lượng Tàu ngầm và tàu đổ bộ lớn nhất Á châu. Hiện tại TQ đứng thứ nhất về lực lượng bộ binh, đứng thứ hai về kinh tế, đứng thứ ba về Quân sự sau Mỹ và Nga. Hiện tại TQ đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm hiện đại chạy bằng tổng hợp diesel-điện, đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga ) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm. Theo ước lượng hiện tại TQ có khoản 75 chiếc tàu ngầm gồm có 13 chiếc tàu ngầm nguyên tử hiện đại ( Nhiều lớp khác nhau)mang tên lửa đạn đạo và 60 taù ngầm diesel-điện, ngoài ra TQ còn có một số taù ngầm hạt nhân tấn công Type093 và type094 lớp Jin (Tấn) mang tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 có tầm bắn tối đa 6400km đền 6.800km từ Vịnh Bột Hải phía Bắc TQ có thể bắn tới tiểu bang Alaska hoặc Hawaii, không vào nội địa của HK. Theo các chuyên gia chiến lược Hải quân HK , TQ đang tập trung vào loại tàu ngầm hạt nhân mạnh hơn đó là loại Type 095 loại tàu ngầm nầy sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho Hạm đội Thái bình dương của Mỹ vì loại nầy được trang bị loại tên lữa chống hạm hạng nặng siêu âm YJ-62 và tên lữa chống tàu ngầm CY-3 ngoài ra còn có hệ thống phóng thẳng đứng tên lữa hành trình DH-10 tầm bắn của các loại hỏa tiễn trên điều đạt được đến 2.000km. TQ đã nhìn thấy tầm chiến lược về đường vận chuyển hàng hải qua eo biển Malacca và trữ lượng khí đốt vùng biển đông, vì thế TQ ráo riết đeo đuổi mục tiêu, tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi kinh tế khổng lồ và vị trí chiến lược nầy. TQ thành lập 3 hạm đội: Bắc hải, Đông hải, và Nam hải, riêng TQ đã bố trí lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hùng hậu nghiêng về hạm đội Nam hải. Ngoài ra TQ còn có một Hàng không mẫu hạm Shilang mua từ cộng hòa Ukraine, trọng tải 67.500 tấn có thể chứa 50 máy bay phản lực, 18 trực thăng, TQ tuyên bố sẽ thực hiện cho bằng được 5 Hàng không mẫu hạm đến năm 2020. Để dể dàng cho việc nuốt trọn biển đông TQ đã thiết lập căn cứ Hải quân hiện đại tại mũi phía Nam của đảo Nam hải có cầu tàu phần Đông và phần Tây để cho tàu trên mặt biển và cả tàu ngầm hiện đại đậu.
Nói tóm lại TQ đã hiện đại hóa toàn bộ lực lượng Quân sự, năm 1990 thay thế toàn bộ những thiết bị lỗi thời, đồng thời chuyên nghiệp hoá Quân đội, hiện đại hoá Không quân , Hải quân. Phối trí lực lượng dồn về phía nam và ngang ngược tự đặt đường ranh giới 9 đoạn ( gọi là vùng lưỡi bò ) chiếm trọn 85% vùng biển đông kéo dài 1500km từ đảo Hải Nam, và tuyên bố Hoàng sa, Trường sa là " Lợi ích cốt lõi" cùng với Đài loan, Tây tạng và Tân cương.
Trở về vùng biển Hoa Đông (vùng biển nằm về phía đông của TQ) đây là vùng biển đang xảy ra tranh chấp giữa Nhật bản và Trung quốc. Sự gia tăng căng thẳng nầy kể từ tháng 9/2012 khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Sen kaku /Điếu ngư ( Nhật bản gọi là Senkaku, Trung quốc gọi là Điếu ngư). TQ càng tăng cường thách thức về sự kiểm soát của Nhật bản đối với quần đảo nầy bằng cách cho tàu Hải giám và máy bay liên tục tới đảo. Nhật cho chiến đấu cơ cất cánh để ngăn chận. điều nầy đã nâng cao nguy cơ xung đột càng ngày càng căng thẳng, mà một số nhà phân tích cho rằng sự căng thẳng nầy tưởng chừng sẽ xảy ra cuộc xung đột quân sự. Hiện tại TQ đã phải đương đầu với một nước Nhật bản cứng rắn, mạnh mẽ và quyết không lùi bước. Hãy chờ xem liệu TQ có thể nuốt được vùng đảo Senkaku/ Điếu ngư đầy tài nguyên và khí đốt nầy không?.
Chiến lược tấn công của TQ là lợi dụng thời cơ bất thần tấn công toàn diện chiếm đất, rút lui rồi điều đình hay nói khác đi là "Thừa nước đục thả câu". Nhìn lại cuộc chiến giữa TQ và Ấn độ năm 1962, lợi dụng thời cơ cả thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Caribe, TQ liền tần công Ấn độ và hành động tương tự nầy được lập lại là sau khi Mỹ chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam, TQ liền tấn công quần đảo Hoàng sa của VN Cộng Hòa vào năm 1974 và 1995 chiếm các rạn san hô Mischif của Philippines khi Mỹ rút quân ra khỏi vịnh Subibay.
Hạn chế về mặt quân sự và tiềm năng chiến đấu
Mặc dầu TQ có số quân lớn nhất thế giới, nhưng trình độ kỹ thuật khá thấp, thiếu khả năng ứng dụng kỹ thuật thiết bị. Vũ khí chế tạo tại TQ là sao chép từ vũ khí Nga năm 1980 nên lạc hậu so với vũ khí cá nhân các nước tân tiến trên thế giới. Tiềm năng chiến đấu thiếu kinh nghiệm trận mạc, hầu như không có kinh nghiệm trận mạc về bộ binh so với binh sĩ Mỹ đã từng tham chiến ở chiến trường VN, chiến trường Trung đông với những cuộc hành quân phối hợp cấp cao, Hải, Lục, Không quân. Về phương diện Hải chiến TQ hãy còn thua xa Nhật bản, và Mỹ, TQ có rất nhiều hạn chế vì chưa từng đụng độ Hải chiến so với Nhật bản và Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong các trận hải chiến vào thời đệ nhị thế chiến. Vấn đề Hàng-không-mẫu-hạm, các chuyên gia quân sự đánh giá Hàng-không-mẫu-hạm TQ chỉ để thực tập huấn luyện vì việc điều hành đòi hỏi thời gian mới có thể tích lũy được. Tuy nhiên qua những hạn chế trên cho ta sự nhận xét và cảnh báo được rằng: "Hiện tại tiềm năng Quân sự TQ như Lục quân, Hải quân, Không quân chưa có thể đối đầu với HK vào lúc nầy nhưng nếu hạ tần cơ sở sản xuất HK bị đóng cửa hoặc từ từ chuyển nhượng sang TQ sản xuất, HK sẽ kiệt quệ. Quả thật điều nầy rầt rõ ràng trong trận đệ nhị thế chiến, sở dĩ Mỹ đánh bại được lực lượng hùng hậu của Đức Quốc xã và Nhật bản được trang bị nhiều loại vũ khí tối tân, kỹ thuật cao vượt trội như xe tăng Pazer, tàu ngầm Uboats và chiến hạm Bismarck hiện đại nhất lúc bây giờ và các loại hỏa tiễn V1 và V2 cùng với loại phi cơ Me-262 loại phản lực đầu tiên trên thế giới. Nhưng bù lại Mỹ có một hậu cần sản xuất lớn nhất thế giới lúc đó đã cung cấp đầy đủ kịp thời súng ống, đạn dược, xe tăng, tàu thủy cho chiến trường từ các nhà máy thép lớn ở Pennsylvania ở Michigan và cơ sở đóng tàu ở Bath và Maine đã đưa đến sự chiến thắng hoàn toàn cho quân đội Mỹ. Điều bắt buộc sẽ xảy ra, nếu HK cứ tiếp tục chuyển công nghệ hạ tầng sản xuất sang TQ thì ngày gần đây TQ sẽ vượt qua HK. TQ đang thực hiện tăng cường khả năng kỹ thuật bằng cách đánh cấp các kỹ thuật tân tiến, vũ khí tối tân, tạo số lượng vũ khí thật nhiều để khống chế ưu thế kỹ thuật HK".

Kết luận
Để chấm dứt bài viết nầy. Người viết có một số nhận định theo quan điểm riêng. Nhìn lại 4 năm vừa qua, Tổng Thống Obama chưa tạo được thành quả nào đáng kể về phương diện kinh tế và ngoại giao.
Lại một lần nữa, Tổng Thống Obama đắc cử nhiệm kỳ 2. Qua bài diễn văn nhậm chức, cao ngạo và đầy tham vọng khiến cho một số người trước kia đã nghi ngờ lại càng nghi ngờ hơn về tài lãnh đạo của vị Tổng Thống da màu nầy. Đối với TQ thêm một lần nữa đám lãnh đạo Bắc kinh vỗ tay hò reo, tiếp tục đẩy mạnh những điều mong muốn mà không cần phải dòm ngó, dè chừng. Nhìn về Âu châu, nền kinh tế vẫn còn trì trệ, khủng hoảng. Nhìn sang vùng Trung đông đầy bất ổn bởi các nhà độc tài, các vị đại giáo chủ thích trò chơi chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí nguyên tử. Nhìn về Châu á, Thái bình dương và bán đảo Triều tiên đầy căng thẳng, thách thức tưởng chừng sẽ đưa đến cuộc chiến bằng vũ khí hạt nhân.
Mặc dầu HK đã tái phối trí lực lương Hải quân nghiêng về Châu á Thái bình dương, nhưng không có lời tuyên bố nào rõ ràng, chắc chắn khiến cho các nước Á châu nghi ngờ, nhất là đối với những nước đồng minh của Hoa kỳ ,vì bài học của Việt nam là một điển hình, Mỹ có thể ngoảnh mặt bất cứ lúc nào, bằng chứng trong trận chiến Hoàng sa giữa Việt nam cộng hòa và TQ năm 1974. Các nước vùng Đông nam á điển hình là Philippines tự lo cho mình cũng như tự tìm đối tượng hợp tác đó là Nhật bản và tuyên bố đưa TQ ra tòa án trọng tài Quốc tế của Liên hiệp quốc phân xử về vùng biển gọi là bãi cạn Scarborough nằm trong đặc quyền kinh tế của Philippines mà TQ ngang ngược tuyên bố chủ quyền. Theo nhận định của các nhà phân tích dù TQ có thể phớt lờ quyết định chung cuộc cuả toà án trọng tài Quốc tế Liên Hiệp quốc, một quyết định bất lợi cho Bắc kinh, là đòn giáng ngoại giao cho TQ trước những chỉ trích của thế giới về thái độ và chính sách bành trướng của Bắc kinh ở biển đông. Bản thân Việt nam phải tự ra quyết định!. Phải làm gì? Để ứng phó với âm mưu TQ nhằm thâu tóm toàn bộ biển đông?. Đó là câu hỏi mà chúng ta chờ đợi đám lãnh đạo Hà nội sẽ làm gì để bảo vệ biển đảo của mình. Nếu đám lãnh đạo Đảng Cộng sản VN vẫn còn <<tối tăm ngu muội >>vẫn tin vào 16 chữ vàng cuả TQ nhất định VN sẽ trở lại thời kỳ 1.000 năm bị giặc Tàu đô hộ.
Thật là điều bất hạnh cho toàn thể dân tộc Việt nam.

VanPhan
(Tiểu đoàn 7 Nhảy dù)

>>>>>>>>>>>Trở về Trang chính<<<<<<<<<<<<<<< |Ve Nhaydu.com